PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
1. Địa chỉ chính:
- Tổ ngân sách: Tầng 2 Tòa nhà Điều hành
- Tổ thu dịch vụ y tế: Tầng 1- Khoa khám bệnh.
Tầng 2- Nhà 7 tầng.
Tầng 1- Nhà 9 tầng.
- Tổ Bảo hiểm y tế: Tầng 1- Khoa khám bệnh
2. Điện thoại: 0828 846 390
3. Email: Tcktbvatn@gmail.com.
4. Tổ chức nhân sự:
Tổng số 27 cán bộ nhân viên, trong đó:
- Biên chế: 23
- Hợp đồng: 04
Trình độ chuyên môn
- Thạc sỹ: 02 ;Dược sĩ:01
- Đại học: 22 ; Cao đẳng, trung học: 01; Điều dưỡng: 01
- Trình độ Chính trị: Trung cấp 05.ư
- Đảng viên: 14
Cơ cấu tổ chức
- Trưởng phòng: 01
- Phó phòng: 01
- Phụ trách: 01
- Tổ trưởng: 01
- Tổ Ngân sách: 13 người
- Tổ Thu dịch vụ y tế: 11 người
- Tổ Bảo hiểm y tế: 03 người
5. Cán bộ quản lý đương nhiệm
Thạc sỹ. Chu Thị Hồng Quyên
Trưởng phòng - Kế toán trưởng
Phó bí thư chi bộ Tổ chức- Tài chính
Cử nhân Nguyễn Thị Bắc
Phó trưởng phòng
Một số ảnh hoạt động của Phòng TCKT
Giao ban thường niên
6. Giới thiệu về phòng Tài chính kế toán
6.1. Chức năng
Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện A Thái Nguyên là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động Tài chính kế toán của Bệnh viện.
Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của Bệnh viện, Phòng Tài chính kế toán đã lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu- chi của Bệnh viện và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.
Phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng thực hiện và quản lý chặt chẽ nguồn thu-chi viện phí thu đúng, thu đủ theo bảng giá được Bộ Y tế phê duyệt, phối hợp với các phòng, các khoa, đơn nguyên xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể, thực hiện Đề án hạch toán kinh tế của Bệnh viện.
Tổ chức theo dõi, kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế tài chính của Bệnh viện theo định mức kĩ thuật chuyên môn của nhà nước quy định và ban hành.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng qui định hiện hành, trong nhiều năm qua phòng tài chính kế toán đã thực hiện tốt các nghiệp vụ kế toán, lao động tiền lương, đảm bảo mọi hoạt động tài chính của Bệnh viện và chế độ chính sách cho CBCCVC.
Công tác báo cáo quyết toán, tổng kết, quản lý và kiểm kê tài sản, kiểm kê thu chi được thực hiện định kỳ và đột xuất.
Công tác lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán
6.2. Nhiệm vụ:
- Lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của Bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
- Theo định hướng hạch toán kinh tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
- Tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của Bệnh viện phù hợp với quy định của Pháp luật.
- Thực hiện chi trả các chế độ cho CBCCVC về lao động tiền lương, chế độ chính sách cho con người;
- Thực hiện phản ánh các chi phí về thuốc, vật tư, tài sản, chi phí hành chính phục vụ công tác khám chữa bệnh.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, quản lý tài chính của bệnh viện.
- Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản.
- Thường xuyên giám sát quản lý tài chính của Bệnh viện theo các định mức kỹ thuật chuyên môn của nhà nước quy định và ban hành.
- Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
- Tổng hợp phân tích kết quả kinh tế y tế các hoạt động chuyên môn và hoạt động khác của Bệnh viện.
7. Phương hướng (định hướng) phát triển
7.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính:
- Phần mềm kế toán MISA: Quản lý trong công tác hạch toán kế toán một cách thống nhất trong phòng, về việc quản lý tài chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính kế toán.
- Hệ thống Thông tin Quản lý Bệnh viện: Hsoft là Hệ thống phần mềm toàn diện cho một bệnh viện, quản lý toàn bộ hoạt động thông suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi ra viện.
7.2. Hướng phát triển, đào tạo nhân lực
- Xây dựng đội ngũ quản lý từ chính nhân lực của phòng: Khuyến khích phát huy khả năng, trình độ, năng lực cá nhân
- Hàng năm, Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.
- Định kỳ học tập chuyên môn tuần/ lần cho cán bộ nhân viên phòng.
- Chuyên môn hóa công việc tại các bộ phận, kết hợp luân chuyển định kỳ để các cán bộ nhân viên đều thực thi được nghiệp vụ như nhau
7.3. Công tác tham mưu
- Đề xuất với Sở Y tế, và các cơ quan chức năng ban hành, sửa đổi một số cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế công tác tài chính bệnh viện và các cơ chế chính sách về chăm sóc sức khoẻ người bệnh.
- Nghiên cứu triển khai các giải pháp tăng thu tiết kiệm chi, huy động, phát huy tối đa các nguồn lực để đưa Bệnh viện ngày càng phát triển.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức tiêu hao cho từng lĩnh vực, tăng cường thực hiện phương án tự chủ tài chính cho các khoa và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ cùng với việc công khai tài chính.
- Triển khai việc cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm qua mạng và theo dõi đến từng khoa, phòng, đơn vị sử dụng.
- Tham mưu các phương án tiết kiệm chi phí, như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu… Khuyến khích các đơn vị sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ và trích lập các Quỹ, cải tạo cơ sở, mua sắm trang thiết bị.
- Hạch toán thu chi đến từng khoa, phòng, đơn nguyên trong Bệnh viện.
- Cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ trong quản lý và thu viện phí tiến tới phương châm: Thu đúng, thu đủ, chống thất thu, tạo điều kiện thuận tiện cho người bệnh vào nhập viện cũng như khi ra viện.