Nhiễm nấm xâm lấn trong đó nhiễm nấm máu và nhiễm nấm xâm lấn phổi là một trong các bệnh lý nhiễm trùng có tiên lượng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm nấm xâm lấn thường xảy ra trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như suy giảm miễn dịch, ghép tạng, ung thư máu. Các căn nguyên hay gặp trong nhiễm nấm xâm lấn là Candida, Aspergillus, Cryptococcus, Talaromyces marneffei và Pneumocystis

jirovecii. Việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng sớm các trường hợp nhiễm nấm xâm lấn giúp cải thiện tỷ lệ tử vong.

Ngày 14/7/2021, Bộ Y tế ra quyết định số 3429/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên mô “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn”. Toàn văn Hướng dẫn được đính kèm tại đây.

Trong đó, nội dung của hướng dẫn bao gồm các phần sau:

 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHIỄM NẤM XÂM LẤN

1.1. Đại cương

     1.1.1. Định nghĩa

     1.1.2. Cơ chế bệnh sinh

1.2. Dịch tễ học nhiễm nấm xâm lấn

     1.2.1. Dịch tễ học nhiễm nấm xâm lấn trên thế giới

     1.2.2. Dịch tễ học nhiễm nấm xâm lấn tại Việt Nam

1.3. Tình trạng kháng thuốc kháng nấm

CHƯƠNG 2. CHẨN ĐOÁN NHIỄM NẤM XÂM LẤN

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm Candida và Aspergillus xâm lấn

     2.1.1. Các xét nghiệm chẩn đoán

     2.1.2. Yếu tố nguy cơ và biểu hiện lâm sàng nhiễm nấm Candida và Aspergillus xâm lấn

     2.1.3. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán nhiễm Candida và Aspergillus xâm lấn

2.2. Chẩn đoán nhiễm nấm Cryptococcus

2.3. Chẩn đoán viêm phổi do Pneumocystis jirovecii

2.4. Chẩn đoán nhiễm nấm Talaromyces marneffei

2.5. Chẩn đoán nhiễm nấm Coccidioides immitis

2.6. Chẩn đoán nhiễm nấm Histoplasma

2.7. Chẩn đoán nhiễm nấm Sporothrix schenckii

2.8. Chẩn đoán nhiễm nấm Blastomyces

CHƯƠNG 3. THUỐC CHỐNG NẤM

3.1. Đặc tính dược lý của thuốc kháng nấm

     3.1.1. Dược động học

     3.1.2. Dược lực học

     3.1.3. Các thông số dược động học/dược lực học (PK/PD) của thuốc kháng
nấm và giám sát nồng độ thuốc trong máu

3.2. Dược lý lâm sàng các thuốc kháng nấm

     3.2.1. Nhóm polyen

     3.2.2. Nhóm azol

     3.2.3. Nhóm echinocandin

     3.2.4. Nhóm flucytosin

CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM XÂM LẤN

4.1. Nhiễm nấm Candida xâm lấn

     4.1.1. Điều trị nhiễm Candida máu đơn độc

     4.1.2. Nhiễm nấm Candida xâm lấn cơ quan khác

     4.1.3. Nhiễm nấm Candida máu có kèm theo xâm lấn cơ quan khác

4.2. Nhiễm Aspergillus xấm lấn

     4.2.1. Điều trị nhiễm Aspergillus phổi (IPA)

     4.2.2. Điều trị nhiễm Aspergillus ngoài phổi

     4.2.3. Một số lưu ý trong điều trị nhiễm nấm Aspergillus

4.3. Nhiễm nấm Cryptococcus

    4.3.1. Nhiễm nấm Cryptococcus ở người HIV (-)

    4.3.2. Nhiễm nấm Cryptococcus ở người HIV (+)

4.4. Viêm phổi do Pneumocystic Jirovecii

4.5. Nhiễm nấm Talaromyces Marneffei

4.6. Nhiễm nấm khác

    4.6.1. Nhiễm nấm Coccidioides immitis phổi

    4.6.2. Nhiễm nấm Histoplasma phổi

    4.6.3. Nhiễm nấm Sporothrix schenckii phổi

    4.6.4. Nhiễm nấm Blastomyces phổi

4.7. Nhiễm một số loài nấm hiếm gặp khác

CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP KHÁC DỰ PHÒNG NHIỄM NẤM XÂM LẤN

5.1. Bệnh nhân ngoại trú

5.2. Bệnh nhân nội trú

   5.2.1. Cách ly bệnh nhân

   5.2.2. Các yêu cầu của phòng cách ly

   5.2.3. Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng

Phụ lục 1: Liều dùng các thuốc chống nấm

Phụ lục 2: Hướng dẫn pha truyền các thuốc chống nấm

Phụ lục 3: Hướng dẫn dự phòng phản ứng dị ứng do tiêm truyền Amphotericin B
phức hợp lipid hoặc Amphotericin B quy ước

Phụ lục 4: Tương tác cần lưu ý của các thuốc nhóm Azol

Phụ lục 5: Điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT

 

Share:

Tin bài liên quan