Thay khớp háng  là một trong những bước tiến mới của nền y học hiện đại, không những đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân mà còn là niềm hy vọng cuối cùng giúp họ có thể vận động và đi lại bình thường. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân (BN) nào cũng có thể áp dụng được phương pháp trên. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như bệnh tình của bệnh nhân ở mức độ nào, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng phương pháp thay khớp háng bán phần hay toàn phần có hoặc không sử dụng xi măng. Tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện A Thái Nguyên đã áp dụng phương pháp” Thay khớp háng toàn phần” cho các trường hợp:

- BN bị thoái hóa khớp háng độ IVcử động khớp háng khó khăn,

- BN bị bệnh lý tiêu chỏm xương đùi nặng ,

- BN bị gãy cổ xương đùi, vỡ chỏm xương đùi do chấn thương,

- BN đã thay khớp háng nhưng gạp các biến chứng hoạc không đạt được kết quả như mong muốn.

           Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động được tốt hơn.

(Ảnh: Cuộc Phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện A Thái Nguyên)

 

Thay khớp háng nhân tạo là cuộc phẫu thuật phức tạp, ngoài trình độ chuyên môn của các y bác sỹ thì sức khỏe, tâm lý người bệnh là vô cùng quan trọng quyết định thành công của cuộc phẫu thuật:

- Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ phẫu thuật kiểm tra lại tình trạng bệnh trước. Theo dõi tiền sử bệnh và vấn đề sức khỏe đảm bảo cho cuộc phẫu thuật.

- Cần phải kiểm tra tổng quát sức khỏe, để chắc chắn rằng bạn đủ sức khỏe chịu đựng cuộc phẫu thuật.

- Kiểm tra khớp háng của bạn, phạm vi hoạt động và sức mạnh của cơ vùng xung quanh khớp.

- Làm xét nghiệm máu để tránh tình trạng máu đông hoặc tắc mạch máu trong quá trình phẫu thuật.

Ngày 04/10/2021 Khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện A tiếp nhận bệnh nhân :

 Trần Văn Th… 46 Tuổi . Giới tính: Nam

Địa chỉ: Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên

Tiền sử bệnh: Bệnh nhân đau khớp háng 4 năm nay điều trị nhiều nơi không  hiện đau nhiều 2 bên khớp háng ( trái > phải )

Chẩn đoán: Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 2 bên

Phác đồ xử trí: Phẫu thuât thay khớp háng toàn phần 2 bên ( thay bên trái trước )

- Bệnh nhân được gây tê tủy sống

- Chỏm xương đùi bị tổn thương được loại bỏ và thay thế bằng chỏm kim loại được đặt vào giữa hõm xương đùi. Chỏm xương đùi có thể được cố định bằng xi măng hoặc “ép chặt” vào xương;

- Khối cầu bằng gốm hoặc kim loại được đặt vào phần trên chỏm. Khối cầu này thay thế cho chỏm xương đùi bị tổn thương đã được loại bỏ;

- Bề mặtsụn đã tổn thương của ổ chảo (ổ cối) được loại bỏ và thay thế bằng ổ chảo kim loại. Bắt  đinh vít được dùng để cố định ổ chảo;

- Miếng đệm bằng nhựa, gốm hoặc kim loại được chèn vào giữa khối cầu và ổ chảo mới giúp tạo bề mặt trơn láng để xương trượt lên nhau.

(Hình ảnh trên phim chụp X- Quang)

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Bình Ngọc- Khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện A  kíp phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhân chia sẻ: Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật thay thế khớp háng bị tổn thương sụn khớp hoàn toàn hoặc bị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi bằng một hệ thống khớp háng nhân tạo bao gồm cả 2 phần là chỏm xương đùi và ổ cối. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ chỏm xương đùi và ổ khớp bị hư để thay vào 1 chỏm xương đùi nhân tạo được làm từ hợp kim không rỉ hoặc gốm sứ, nhựa tổng hợp và một cái chui để cắm vào thân xương đùi.Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến vấn đến chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng hồi phục. Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Có thể luyện tập thêm các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ.Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp nhằm mang lại những kết quả tốt đẹp nhất cho người bệnh./.

Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ:

Khoa Ngoại Chấn thương- Bệnh viện A Thái Nguyên

Địa chỉ: Đường Quang Trung, Phương Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Tin  bài: Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Bình Ngọc- Khoa Ngoại Chấn Thương

Phương Thúy- P. Đào tạo& Chỉ đạo tuyến.

Share:

Tin bài liên quan