Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Thời tiết khí hậu chuyển sang mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh Tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống. Tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hiện nay bệnh vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Số ca mắc bệnh thường tăng cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11.

Trẻ bị phát ban khắp người khi mắc bệnh tay chân miệng

Độ tuổi bị tay chân miệng là bao nhiêu?

Tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên không phải ai bị nhiễm bệnh cũng biểu hiện triệu chứng. Độ tuổi bị tay chân miệng chủ yếu là ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ < 3 tuổi.

Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.

Các giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các dấu hiệu thường chưa xuất hiện. 
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn khởi phát bệnh sẽ diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày với một số triệu chứng như trẻ bị đau họng, biếng ăn, sốt nhẹ, thường xuyên quấy khóc, có biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy…
  • Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Một số biểu hiện bệnh ở giai đoạn này là: Trẻ bị loét miệng, đau miệng, xuất hiện những nốt phát ban có dạng phỏng nước với đường kích khoảng vài milimet ở miệng, lòng bàn tay bàn chân, mông; bỏ ăn; sốt nhẹ; nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị sớm sẽ dễ gây biến chứng. 
  • Giai đoạn lui bệnh: Đây là giai đoạn trẻ được hồi phục hoàn toàn và không xuất hiện biến chứng. Thời gian lui bệnh thường diễn ra từ 3-5 ngày sau. 

Dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Sốt cao liên tục trong nhiều giờ dù đã uống hạ sốt.
  • Bé thường xuyên thở gấp, khó thở, tiết nhiều mồ hôi đặc biệt ở lòng bàn tay, bàn chân. 
  • Con mệt mỏi, bỏ ăn, ngủ lì bì và giật mình khi ngủ. 
  • Có hiện tượng run tay, chân, ngồi không vững, đi lại loạng choạng. 

Cách phòng ngừa hiệu quả

  • Tập thói quen cho trẻ rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau chơi đồ chơi. 
  • Bố mẹ hoặc người thân chăm sóc trẻ cũng phải thường xuyên rửa tay nhất là sau khi thay tã cho trẻ và trước khi cho trẻ ăn. 
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng vật dụng của trẻ để tránh virus lây lan. 
  • Khi trẻ bệnh, có dấu hiệu ho, sốt, hắt hơi không cho trẻ đến nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm như trường học, khu vui chơi… 

Vệ sinh tay sạch sẽ để phòng tránh bệnh tay chân miệng

Hiện nay, vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, do vậy cha mẹ cần theo dõi sát sao thể trạng của con, thực hiện đầy đủ phương pháp phòng bệnh để ngăn ngừa tối đa nguy có lây nhiễm. Khi trẻ có có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện thăm khám và điều trị ngay, không nên tự ý điều trị ở nhà.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc quý khách vui lòng:

Bệnh viện A Thái Nguyên - Đường Quang Trung, phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên

Khoa Nhi

Hotline: 0888 586 489

 

Share:

Tin bài liên quan