Trong các ngày từ 09/9/2015 đến 17/9/2015 Bệnh viện A Thái Nguyên đã tổ chức khóa đào tạo liên tục cập nhật về cấp cứu sốc phản vệ và sử dụng thuốc kháng sinh trong bệnh viện. Báo cáo viên là các bác sỹ trưởng/phó khoa Hồi sức Cấp cứu và Dược của bệnh viện. Khóa đào tạo được chia thành 5 lớp. Trong đó 2 lớp dành cho các bác sỹ, 3 lớp dành cho điều dưỡng và kỹ thuật viên. Tổng số 349  học viên tham dự.

Tại lớp học viên đã được cập nhật về triệu chứng, chẩn đoán xử trí sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gặp nguyên nhân do dị ứng thuốc, ong đốt, dị ứng thức ăn… Bệnh cảnh lâm sàng từ nhẹ đến nặng:

  • Nhẹ : ban đỏ, mày đay, phù quanh mắt, phù mạch

  • Trung bình: khó thở, tím, khò khè, buồn nôn, nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, đau bụng.

  • Nặng: Spo2 < 92%, huyết áp tâm thu < 90mmhg ( người lớn ), rối loạn ý thức ngất, đại tiểu tiện mất tự chủ.

Khi xảy ra phản ứng phản vệ  đòi hỏi người thấy thuốc phải  xử trí nhanh :

+ Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên( thuốc tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt)

+ Đặt bệnh nhân nằm ngay tại chỗ, đầu thấp, chân cao. Theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần. Tư thế nằm nghiêng nếu có nôn

+ Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. Adrenalin 1/1000 ( 1mg= 1ml) tiêm bắp với liều sau: người lớn 0,5- 1 ống. Trẻ em cần pha loãng 1 ống với 9ml nước cất để có được dung dịch 1/10.000 sau đó tiêm 0,1mg/kg. Tiêm adrenalin liều trên cứ 10-15 phút/lần  đến khi huyết áp trở lại bình thường.

Kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn tại khóa học các giảng viên đã trao đổi rút kinh nghiệm về việc xử trí sốc phản vệ ở các khoa qua các bệnh án lưu. Chuyên đề thứ 2 được trao đổi tại các khóa học là việc sử dụng thuốc  kháng sinh tại bệnh viện, về thời gian dùng, đường dùng, thời gian bán thải của thuốc, sự phối hợp các loại thuốc kháng sinh trong điều trị…Sử dụng đúng thuốc kháng sinh sẽ hạn chế được việc kháng thuốc kháng sinh.

Việc đào tạo cập nhật các kiến thức chuyên môn nằm trong chương trình đào tạo liên tục của bệnh viện.

Một số hình ảnh khóa học:

Share:

Tin bài liên quan