Viêm da cơ địa (Eczema) ở mặt của trẻ sơ sinh rất phổ biến, có thể xuất hiện với các dát đỏ có vảy trên da của trẻ, thường xuất hiện trong vài tháng đầu. Đây là một tình trạng khá phổ biển và rất dễ điều trị.

Hình ảnh: Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ em (nguồn: Internet)

-Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh biểu hiện thế nào?

Viêm da cơ địa ở trẻ có thể biểu hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Nhưng thường xuyên gặp ở vùng má và vùng khớp tay và khớp chân.

Rất dễ nhầm lẫn giữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh với viêm da dầu ở đầu của trẻ (Cradle cap). Nhưng có một số đặc điểm khác nhau sau đây

Viêm da dầu vùng đầu ở trẻ thường ít đỏ và có vảy. Nó thường tự hết sau 8 tháng và tổn thương thường xuất hiện ở da đầu, hai bên mũi, mí mắt và lông mày và sau tai.

-Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh.

Nó có thể có yếu tố di truyền trong gia đình. Hoặc đứa trẻ có vấn đề về hàng rào bảo vệ da, gây thoát hơi ẩm và khiến vi trùng dễ xâm nhập.

Bệnh viêm da cơ địa xảy ra khi cơ thể tạo ra quá ít tế bào mỡ gọi là Ceramides. Nếu da bạn thiếu chất này, da bạn sẽ mất nước và trở nên rất khô.

-Bệnh viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh có tự biến mất không?

Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh thường tự hết. Hầu hết trẻ thường tự khỏi trước khi chúng bắt đầu đi học.

Nhưng có vài trường hợp không phổ biến, một số người bị viêm da cơ địa đến tận khi trưởng thành. Họ thậm chí có thể có thời gian vài năm mà không có triệu chứng. Nhưng xu hướng chung là họ sẽ có làn da khô.

-Điều gì khiến viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh tệ hơn?

Tình trạng viêm da cơ địa của các bé là khác nhau. Nhưng có một số tác nhân gây bùng phát bệnh viêm da cơ địa phổ biến cần tránh, bao gồm:

Da khô (dry skin): Nó có thể làm cho em bé ngứa hơn. Độ ẩm thấp, đặc biệt là trong mùa đông khi nhà được sưởi ấm và không khí khô.

Chất kích thích (Irritants): Quần áo len,  polyester, nước hoa, xà phòng cơ thể và xà phòng giặt có thể là yếu tố kích hoạt triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

Căng thẳng (Stress). Trẻ em mắc bệnh viêm da cơ đại có thể phản ứng với căng thẳng bằng tình trạng chảy dịch dầm dề. Việc này có thể dẫn đến các triệu chứng ngứa, kích ứng da. Và điều đó làm tăng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Nhiệt độ và mồ hôi (Heat and sweat) cả hai có thể khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn

Dị ứng (Allergens) Điều này là không chắc chắn. Nhưng một số chuyên gia tin rằng loại bỏ sữa bò, đậu phộng, trứng hoặc một số loại trái cây ra khỏi thực đơn có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Hãy nhớ rằng em bé có thể tiếp xúc với những thực phẩm này nếu mẹ bé ăn chúng trước khi cho con bú.

Điều trị tại nhà đối với viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh

Hình ảnh: Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ em (nguồn: Internet)

-Cần chú ý việc giữ ẩm cho làn da.

+Kem dưỡng ẩm (Moisturizer). Một loại kem có chứa ceramides là một lựa chọn rất tốt. Chúng có sẵn hoặc bán theo đơn thuốc của bác sĩ. Mặt khác, một loại kem dưỡng ẩm tốt nhất không nên có mùi, hoặc thuốc mỡ như dầu hỏa, được sử dụng mỗi ngày có thể giúp da em bé giữ được độ ẩm tự nhiên. Bôi ngay sau khi tắm.

+Lưu ý khi tắm: Chú ý không tắm nước quá nóng, và không tắm quá 10 phút. Để làm dịu cơn ngứa hơn nữa, bạn có thể thêm vào nước tắm các sản phẩm ngâm bột yến mạch.

Sử dụng các loại dầu tắm dịu nhẹ và không có mùi, xà phòng giặt không có mùi thơm, khử trùng và kháng khuẩn vì nó có thể làm kích ứng làn da nhạy cảm của bé

+Vệ sinh thật cẩn thận: chỉ sử dụng xà phòng tại các vùng da bị bẩn, ví dụ bộ phận sinh dục, tay và chân. Đơn giản chỉ cần rửa sạch phần còn lại của cơ thể trẻ.

+Lau khô: Vỗ cho da khô. Đừng chà xát.

+Mặc đồ thoải mái để tránh kích ứng da do cọ xát với quần áo, nên mặc cho bé quần áo rộng thoải mái làm từ cotton

+Luôn luôn giặt quần áo mới trước khi mặc cho bé, Sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ, không có hương liệu.

+Để giữ cho bé được thoải mái, đừng đắp hoặc mặc quá nhiều đồ, vì điều đó có thể khiến bé nóng ra nhiều mồ hôi và kích thích gây ra một đợt bệnh viêm da cơ địa.

-Nên làm gì khi bé bị ngứa?

+Hãy cố gắng giữ không cho bé gãi vào vùng da ngứa. Gãi có thể làm cho phát ban tồi tệ hơn, dẫn đến nhiễm trùng và làm cho làn da bị kích thích trở nên dày hơn.

+Cắt móng tay cho bé hoặc một số gia đình thường sử dụng bao tay cho bé để tránh bé cào lên mặt.

-Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

+Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bạn thấy các tổn thương trên da mặt của bé tệ hơn trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu sử dụng các loại kem hydrocortisone không kê đơn.

+Hoặc bạn cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu lớp vảy vàng hoặc nâu nhạt hoặc mụn nước có mủ xuất hiện trên vết viêm da. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng với vi khuẩn và bé cần được điều trị với kháng sinh.Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh rất phổ biến nhưng việc chăm sóc và điều trị chúng không phải quá khó khăn. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần nhớ là luôn bôi dưỡng ẩm bảo vệ da của trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong tình trạng tổn thương xuất hiện và nặng lên.

Vũ Thị Hậu – Bệnh viện A

 

Share:

Tin bài liên quan