Trong thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều năm liên tiếp Việt Nam đã đạt được mục tiêu 3 giảm: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện hàng năm; giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS; và giảm số người tử vong liên quan đến HIV/AIDS. Việt Nam đã cam kết thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế) vào năm 2020 và hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Để đạt được các mục tiêu này, hiện còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua, trong đó có kỳ thị và phân biệt đối xử (KT&PBĐX) liên quan tới HIV tại cơ sở y tế đang được xác định là một trong những rào cản quan trọng nhất, khiến người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV không tiếp cận các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

      Nhận thức được tầm quan trọng của không kỳ thì với HIV trong cơ sở y tế, Từ ngày 10-19 tháng 12 năm 2018 Bệnh viện A Thái Nguyên dưới sự tài trợ của Tổ chức hợp tác phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN) kết hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên tổ chức chuỗi tập huấn về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV cho gần 100 bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện A với các nội dung như: Tầm quan trọng của việc triển khai các hoạt động KT&PBĐX tại cơ sở y tế; các loại hình KT&PBĐX xảy ra tại cơ sở y tế và các nguyên tắc dự phòng chuẩn trong cơ sở y tế; phân tích nguyên nhân gốc rễ và đề xuất giải pháp giảm KT&PBĐX tại bệnh viện; những chia sẻ của người nhiễm HIV…

      Qua lớp tập huấn các cán bộ y tế đã nhận biết được các dạng thức khác nhau của KT&PBĐX tại cơ sở y tế, có kiến thức về dự phòng chuẩn trong cơ sở y tế và đặc biệt có cái nhìn thấu cảm hơn với những người sống chung với HIV và đối xử bình đẳng với người có HIV như những bệnh nhân khác.

Huy Tiến – Phòng CTXH


 

Share:

Tin bài liên quan